Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hai loại Giấy liên quan đến việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, do chủ thể đăng ký kinh doanh nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp (khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014).
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đề phải thực hiện theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Theo đó, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sẽ thể hiện những thông tin cơ bản dự định đăng ký của doanh nghiệp như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thông tin về thành viên/chủ sở hữu, thông tin về vốn, người đại diện, thông tin đăng ký thuế. Còn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ.
Những nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đựa ghi nhận dựa trên thông tin trong hồ sơ đang ký doanh nghiệp và theo Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Khác với Giấy chứng nhận được cấp theo Luật doanh nghiệp 2005, Giấy chứng nhận hiện hành có thêm mã số doanh nghiệp và không ghi nhận nội dung ngành nghề kinh doanh. Việc không ghi chi tiết ngành nghề vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giúp giảm thiểu thủ tục cho doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề. Theo quy định hiện hành, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế. Do đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Nghị định cũng quy định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Quy định như vậy thể hiện sự phù hợp với quy định pháp luật khác, khi mà doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế có điều kiện thì cần thực hiện thủ tục xin “giấy phép con” để tiến hành hành hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tránh được sự nhẫm lẫn giữa 2 loại giấy này để tiến hành thủ tục cần thiết khi sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định còn ghi nhận: “Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại cùng thời điểm có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bằng bản giấy, Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp”.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đề phải thực hiện theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Theo đó, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sẽ thể hiện những thông tin cơ bản dự định đăng ký của doanh nghiệp như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thông tin về thành viên/chủ sở hữu, thông tin về vốn, người đại diện, thông tin đăng ký thuế. Còn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ.
Những nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đựa ghi nhận dựa trên thông tin trong hồ sơ đang ký doanh nghiệp và theo Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Khác với Giấy chứng nhận được cấp theo Luật doanh nghiệp 2005, Giấy chứng nhận hiện hành có thêm mã số doanh nghiệp và không ghi nhận nội dung ngành nghề kinh doanh. Việc không ghi chi tiết ngành nghề vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giúp giảm thiểu thủ tục cho doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề. Theo quy định hiện hành, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế. Do đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Nghị định cũng quy định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Quy định như vậy thể hiện sự phù hợp với quy định pháp luật khác, khi mà doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế có điều kiện thì cần thực hiện thủ tục xin “giấy phép con” để tiến hành hành hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tránh được sự nhẫm lẫn giữa 2 loại giấy này để tiến hành thủ tục cần thiết khi sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định còn ghi nhận: “Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại cùng thời điểm có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bằng bản giấy, Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp”.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 46
Hôm nay: 1.194
Tổng lượt truy cập: 2.721.141
Tổng tin đã nhập: 342