14/08/2018  |  1346

Chào luật sư, tôi có vướng mắc mong được luật sư giải đáp giúp như sau: tôi đang có ý định mua một miếng đất nhưng chủ sở hữu lại đang thế chấp miếng đất này tại ngân hàng, vì vậy họ muốn tôi làm hợp đồng viết tay và thanh toán tiền trước, sau đó họ rút sổ và giải chấp tại ngâ hàng rồi mới làm hợp đồng công chứng với tôi.
 

the chap dat ngan hang


Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 
Bộ luật dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:
Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: 

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).


Nếu người bán cho bạn muốn chuyển nhượng đất thì người này phải thông qua ngân hàng để nhận được sự đồng ý từ ngân hàng hoặc đạt được một sự thỏa thuận 3 bên giữa ngân hàng, người bán và người mua.

Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 321. Quyền của bên thế chấp.

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.


Vậy, mọi việc mua, bán, chuyển nhượng tài sản thế cháp phải được thông qua ngân hàng, xét theo bản chất, người bán đặt vấn đề về việc thanh toán mua đất trước để đi giải chấp rồi ký hợp đồng mua bán sau tì chỉ khả thi trong trường hợp hai bên thực sự tin tưởng nhau. Ngược lại, nếu bạn chưa có niềm tin vào người bán thì rủi ro rất cao, thứ nhất, việc hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng mà không được sự đồng ý từ ngâ hàng và cũng không công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì hợp đồng này vô hiệu. Theo đó, nếu có sự vi phạm thì bạn có thể yêu cầu( hoặc yêu cầu tòa án ) người kia sẽ phải trả lại tiền cho bạn, tuy nhiên nếu sau khi nhận tiền của bạn mà người này không đem trả ngân hàng và tiêu dùng hết thì cũng rất khó đòi. 

Sưu tầm

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây