21/04/2018  |  1017
Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi cần luật sư tư vấn:
Hai vợ chồng tôi vừa ly hôn xong. Theo quyết định tại bản án sơ thẩm, con tôi (11 tuổi) sẽ giao cho vợ nuôi. Và tôi sẽ cấp dưỡng cho con đến năm con 18 tuổi. Nhưng vợ tôi không đồng ý với lý do con tôi nhận thức chậm hơn so với các cháu cùng độ tuổi. Vợ tôi buộc tôi phải cấp dưỡng cho cháu kể cả khi cháu đã đủ 18 nếu không cô ấy sẽ làm đơn kháng cáo và nhờ luật sư bào chữa. 

Vậy tôi muốn hỏi liệu tôi có phải thực hiện việc cấp dưỡng cho con khi con trên 18 tuổi không? Tôi xin cảm ơn!
chu cap nuoi con

Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến ban luật sư chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Chuyên viên tư vấn:
Về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi hai vợ chồng ly hôn, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.


Ngoài ra, Điều 110 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con như sau:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.


Theo quy định trên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu:

- Con chưa thành niên;
- Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
- Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (như mắc những bệnh hoặc tật dẫn đến việc không có khả năng lao động và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền) và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Về thế nào là mất năng lực hành vi dân sự, Điều 22 quy định:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.


Đối chiếu với các quy định trên, việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con chỉ thực hiện khi con dưới 18 tuổi. Trường hợp người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trên 18 tuổi chỉ khi nào con rơi vào một trong các trườn hợp nêu trên. Như trường hợp của bạn, việc cháu bé chậm hiểu, chậm tiếp thu kiến thức hơn những bạn bè cùng trang lứa không đồng nghĩa với việc cháu bị mất năng lực hành vi dân sự hay không có khả năng lao động. Nên việc mẹ cháu buộc bạn phải cấp dưỡng khi cháu đã thành niên là không có căn cứ.

Sưu tầm

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây