Vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp đó là lựa chọn tên doanh nghiệp vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật. Có như vậy, việc thành lập công ty mới được chấp nhận và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Mà theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp thì tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Do đó, có thể hiểu khi tên doanh nghiệp bị coi là tên trùng thì phải trùng cả loại hình và tên riêng. Ngoài ra, theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký sẽ bị coi là tên gây nhầm lẫn.
Như vậy, các chủ thể cần lưu ý phân biệt tên riêng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp để tránh sử dụng tên trùng, hoặc tên gây nhầm lẫn. Trong Nghị định có thể giải thích rõ ràng về tên riêng là tên không bao gồm loại hình, tránh việc các chủ thể hiểu sai về quy định của pháp luật.
Cùng đó, tại Điều 42 Luật doanh nghiệp quy định về các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
(4 trường hợp sau cùng không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký).
Trong đó, tại quy định về trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn: “Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó” (điểm d khoản 2 Điều 42 Luật doanh nghiệp). Tuy nhiên, trên thực tế, khi doanh nghiệp đăng ký với tên Công ty cổ phần truyền thông ITC MEDIA lại bị từ chối bởi đã có doanh nghiệp đăng ký với tên Công ty cổ phần truyền thông IT.
Vì vậy, Chính phủ nên có quy định giải thích cụ thể hơn về quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 để giúp các doanh nghiệp tránh sai sót trong khi đặt tên.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 693
Tổng lượt truy cập: 2.707.214
Tổng tin đã nhập: 342