20/10/2017  |  1446
Nhìn chung, đối với hệ thống pháp luật nước ta hiện nay thì vẫn có một số điểm căn bản liên quan đến điều kiện và thủ tục mua bán sáp nhập mà các doanh nghiệp nên tìm hiểu cho đúng.
Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp do chúng không cố định mà tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau sẽ lại có những cách giải quyết khác nhau. Do đó bạn cần tìm hiểu những vấn đề chung nhất và khi gặp một vấn đề nào đó chuyên sâu thì có thể tìm hiểu thêm hoặc nhờ đến dịch vụ tư vấn luật của các đơn vị có uy tín.
 
6 tu van mua ban sap nhap doanh nghiep
Tìm hiểu và tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp

1. Điều kiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 195. Luật doanh nghiệp 2014 thì một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Như vậy, điều kiện để công ty có thể sáp nhập với nhau theo quy định mới không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định của luật cũ. Đây là điểm mới quan trọng của Luật doanh nghiệp 2014, tạo cơ hội các công ty có thể sáp nhập vào công ty khác loại để phát triển thị trường. Nếu trước đây, một công ty muốn sáp nhập vào công ty không cùng loại thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sau đó mới có thể sáp nhập dẫn đến nhiều thủ tục hơn thì hiện nay các công ty có thể tiến hành sáp nhập vào công ty khác loại một cách trực tiếp.

Ngoài ra, cần lưu ý: Trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan thì không được sáp nhập.

2. Thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

- Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
 
6 tu van mua ban sap nhap doanh nghiep2
Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu để quá trình mua bán sáp nhập diễn ra nhanh chóng
 
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

-  Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Lưu ý: Đối với trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
 
Như phần đầu đã nói, sau khi bạn đã tìm hiểu được các vấn đề căn bản này rồi, nếu gặp vấn đề nào khó khăn và chuyên sâu hơn mang tính đặc thù riêng bạn hãy tìm đến các dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệpcủa các đơn vị uy tín như Công ty tư vấn luật Law Dike theo số điện thoại 0905 652 989 để được giải thích và hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn.

Chúc bạn thành công!
 

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây