18/08/2017  |  939
Thống kê cho thấy có cả chục đơn xin đăng ký doanh nghiệp mới mỗi ngày nhưng hầu như chỉ có được một nửa trong số đó là đầy đủ và đúng hoàn toàn với yêu cầu pháp luật ngay trong lần đầu tiên.
Số còn lại đều phải mang về bổ sung hay sửa đổi thậm chí không phải một lần mà là vô số lần nữa. Nếu bạn là người sắp có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp, hãy hỏi bản thân trước hết liệu bạn đã nắm rõ và điền đầy đủ các thông tin cơ bản dưới đây hay chưa?

1. Loại hình doanh nghiệp
Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
- Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức lưu ý có thể thuê, mướn đại diện pháp luật.
- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên .
Mỗi hình thức có các nghĩa vụ pháp luật khác nhau và do đó sẽ được giải quyết vấn đề phát sinh khác nhau nên cần xác định rõ trước khi đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
 
9 dang ky doanh nghiep1
Xác định rõ loại hình trước khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp

2. Ngành nghề kinh doanh
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho công ty rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
 
9 dang ky doanh nghiep2

Xác định rõ bạn sẽ kinh doanh bất động sản hay bất kỳ ngành nghề gì một cách cụ thể

3. Đặt tên cho công ty
Đặt tên cho công ty cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của công ty, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho công ty. Hơn thế nữa nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều quy định khác nữa mà nếu không tuân theo có thể khiến quá trình đăng ký doanh nghiệp của bạn không được thông qua.
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính    trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
(còn tiếp)

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây