Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cam kết tài chính đang là xu hướng nổi lên trong ngành và mang đến nhiều sự bàn tán lẫn quan ngại từ cả phía người tham gia lẫn giới quan sát.
Rủi ro về mặt tài chính, rủi ro về mặt pháp luật,… nhưng những lợi ích mang lại thì cũng cực kỳ hấp dẫn. Trong lúc chờ những tư vấn luật lĩnh vực bất động sản cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng mổ xẻ vấn đề một cách đơn giản nhất để có thể hiểu rõ xem những phức tạp hiện nay đến từ đâu.
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cam kết tài chính đang rất phổ biến
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cam kết tài chính đang rất phổ biến
1. Phức tạp về tài chính
Đa phần người mua bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đều là những nhà đầu tư tài chính. Nhưng với mô hình cam kết lợi nhuận, nếu không nắm rõ cách chơi, người mua dễ “cầm dao đằng lưỡi”.
Thường chủ đầu tư cam kết sẽ trả cho người mua một khoản lợi nhuận tính theo giá bán của bất động sản trong một thời gian nhất định. Cam kết này được đưa ra để đảm bảo lợi ích cho người mua nhà.
Mô hình này có hai hoạt động đầu tư quan trọng, bao gồm đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Với bất động sản, khách mua vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và có quyền thế chấp tài sản. Trong khi đó, về mặt tài chính, khoản đầu tư này tương đương mua trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn. Hơn nữa, mô hình này còn mang lại giá trị sử dụng bất động sản, thường là một vài tuần nghỉ miễn phí hoặc trao đổi địa điểm với các dự án trong cùng hệ thống.
Còn xét về mặt bản chất, hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản đều cho rằng đây là một sản phẩm bất động sản, chứ không phải là sản phẩm tài chính. Sự nghi hoặc mô hình này còn xuất phát từ quan ngại chủ đầu tư sẽ khó có đủ dòng tiền hằng năm để trả lãi cho người mua.
Thường chủ đầu tư cam kết sẽ trả cho người mua một khoản lợi nhuận tính theo giá bán của bất động sản trong một thời gian nhất định. Cam kết này được đưa ra để đảm bảo lợi ích cho người mua nhà.
Mô hình này có hai hoạt động đầu tư quan trọng, bao gồm đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Với bất động sản, khách mua vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và có quyền thế chấp tài sản. Trong khi đó, về mặt tài chính, khoản đầu tư này tương đương mua trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn. Hơn nữa, mô hình này còn mang lại giá trị sử dụng bất động sản, thường là một vài tuần nghỉ miễn phí hoặc trao đổi địa điểm với các dự án trong cùng hệ thống.
Còn xét về mặt bản chất, hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản đều cho rằng đây là một sản phẩm bất động sản, chứ không phải là sản phẩm tài chính. Sự nghi hoặc mô hình này còn xuất phát từ quan ngại chủ đầu tư sẽ khó có đủ dòng tiền hằng năm để trả lãi cho người mua.
2. Phức tạp về pháp luật
Là mô hình mới, bất động sản nghỉ dưỡng cũng thường gặp rủi ro về pháp lý, hoặc trục trặc ở những điều khoản chưa rõ ràng trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong giả định mọi thứ liên quan đều ổn, lợi nhuận cho người mua sẽ đến từ đâu? Như phân tích ở trên, có 2 thu nhập chính mà người mua mong đợi: lợi nhuận cố định trong một khoảng thời gian cố định, kỳ vọng vào sự tăng giá của bất động sản. Ngoài ra, người mua cũng được hưởng giá trị từ việc sở hữu kỳ nghỉ (có thể sử dụng hoặc cho mượn, cho thuê).
Trục trặc xảy ra đôi khi ở cả 3 kỳ vọng trên, điều này phụ thuộc vào từng dự án và từng chủ đầu tư. Tính toán của một chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển ở Vũng Tàu cho thấy có nhiều rủi ro (về mặt giá trị) đối với người mua các bất động sản nghỉ dưỡng. Ví dụ, không tận dụng hết kỳ nghỉ (giá trị nghỉ dưỡng không tận dụng hết), giá trị cho thuê không cao như kỳ vọng (ảnh hưởng dòng tiền hằng năm), giá trị bất động sản sau thời hạn cam kết (là giá trị quan trọng nhất) lại là dấu hỏi lớn không ai có thể đảm bảo được. Hơn nữa, nếu không có khách thuê thường xuyên, bất động sản cũng dễ xuống cấp và người sở hữu tốn thêm chi phí bảo trì.
Nên tìm tư vấn luật lĩnh vực bất động sản trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào
Trục trặc xảy ra đôi khi ở cả 3 kỳ vọng trên, điều này phụ thuộc vào từng dự án và từng chủ đầu tư. Tính toán của một chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển ở Vũng Tàu cho thấy có nhiều rủi ro (về mặt giá trị) đối với người mua các bất động sản nghỉ dưỡng. Ví dụ, không tận dụng hết kỳ nghỉ (giá trị nghỉ dưỡng không tận dụng hết), giá trị cho thuê không cao như kỳ vọng (ảnh hưởng dòng tiền hằng năm), giá trị bất động sản sau thời hạn cam kết (là giá trị quan trọng nhất) lại là dấu hỏi lớn không ai có thể đảm bảo được. Hơn nữa, nếu không có khách thuê thường xuyên, bất động sản cũng dễ xuống cấp và người sở hữu tốn thêm chi phí bảo trì.
Nên tìm tư vấn luật lĩnh vực bất động sản trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào
Chính vì còn rất mới nên việc hoàn thiện các điều khoản cho hợp đồng vẫn chưa được đảm bảo. Đó là chưa kể các vấn đề pháp lý liên quan cũng có khi còn chưa được đề cập tới trong luật. Tư vấn luật lĩnh vực bất động sản cho vấn đề lúc này chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân của hãng luật mà thôi. Chính vì lẽ đó người đầu tư đều nên rất cẩn thận và lựa chọn những công ty luật uy tín để tham khảo ý kiến.
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 594
Tổng lượt truy cập: 2.699.043
Tổng tin đã nhập: 342