29/04/2018  |  839
Mua bán sát nhập doanh nghiệp là một quyết định không hề đơn giản. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Nó như bài toán chơi với con dao hai lưỡi: một là sống – hai là lao dốc. Chính vì vậy quá trình này đòi hỏi chủ đầu tư phải có những đánh giá và các bước thực hiện cực kì sắc sảo.
Theo tiến sỹ Fred Weston (Trường Kinh doanh Anderson tại UCLA) và Samuel C. Weaver (Đại học Lehigh) - tác giả của cuốn sách “Mergers and Acquisitions” đã đúc kết ra 3 bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng mang ý nghĩa quyết định trong quá trình mua bán sát nhập doanh nghiệp. Ba nước đó gồm:
- Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu
- Đàm phán các điều khoản thương lượng mua bán chuyển nhượng.
- Hoàn thiện thủ tục chuyển sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.
Trong phạm vi bài viết tác giả sẽ cùng bạn đọc phân tích cụ thể và chi tiết các nhỏ trong từng quá trình

1. Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu

Đây là một bước vô cùng quan trọng với 9 chỉ tiêu cần đánh giá.
9 chỉ tiêu này đã được tác giả đề cập và phân tích cụ thể trong bài trước. Nếu bạn đọc chưa kịp theo dõi có thể theo dõi lại ở đây:
 
dam phan ve gia

2. Đàm phán giá trị của doanh nghiệp mục tiêu

Sau khi đã đánh giá được doanh nghiệp mục tiêu và xác định được thương vụ này sẽ mang lại điều tốt đẹp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chủ đầu tư sẽ phải bắt tay vào giai đoạn thứ 2 – Liên quan trực tiếp đến dòng tiền đầu tư bỏ ra – Đó là đàm phán giá.
Giá đàm phán sẽ dựa trên giá trị của doanh nghiệp mục tiêu mà chủ đầu tư đã đánh giá được trong giai đoạn 1.
Khi tiến hành đàm phán, việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên tham gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định thành công của thương vụ M&A.
Các động lực của người bán được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi một loạt các “động lực giá trị” (value drivers).
Có hai loại giá trị chủ yếu:
- Giá trị tiếp cận (approach value): là mục đích chúng ta hướng tới, như tiền bạc, sự giàu có, cuộc sống sang trọng...
- Giá trị lảng tránh (avoidance value): là những yếu tố bất lợi chúng ta muốn tránh, như những tác động tiêu cực của sự phát triển, các khó khăn nội bộ doanh nghiệp, những rủi ro chung, các vấn đề liên quan đến áp lực công việc...
Thông thường, người mua luôn cố gắng tìm hiểu động lực nào để người bán muốn bán doanh nghiệp của mình. Việc hiểu rõ động lực của người bán sẽ giúp cho người mua có kế hoạch đàm phán hợp lý, tận dụng được các cơ hội và phát hiện được các rủi ro cũng như điểm yếu cần khắc phục.
Một nghiên cứu của hãng Price Waterhouse Coopers (PwC) đã phân tích các giá trị tiếp cận chung của người mua thông qua việc điều tra 300 chủ doanh nghiệp tư nhân, là những người đã từng bán hoặc chuyển đổi doanh nghiệp của họ. Kết quả nghiên cứu ở Bảng dưới đây:
Tối đa hoá lợi nhuận
Tối thiểu hoá mức thuế phải nộp
Bảo vệ khả năng tồn tại công ty
Tối thiểu hoá rủi ro cho người bán
Bảo vệ việc làm cho người lao động
Trong trường hợp M&A thôn tính (Hostile M&A hoặc Poison M&A), bên bán buộc phải bán doanh nghiệp của mình do áp lực của bên mua, như là quy luật của cạnh tranh thị trường.
Động lực của người mua trong hầu hết các trường hợp M&A tương tự như động lực của người bán, đó là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường; tăng doanh thu, địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động; tối thiểu hoá thuế suất tính trên doanh thu... Mục đích bao trùm của M&A là duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đối đầu với cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, việc mua lại một doanh nghiệp đối thủ hoạt động trên cùng một lĩnh vực xuất phát từ động lực triệt tiêu cạnh tranh, một động thái không có lợi cho xã hội và người tiêu dùng.
dam phan gia 560x330

3. Hoàn tất hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp

Đây là bước hoàn tất cuối cùng chuyển sở hữu doanh nghiệp, hoà nhập hoạt động của doanh nghiệp mới mua vào hoạt động chung của doanh nghiệp của chủ đầu tư.
Đây cũng là một giai đoạn khó khăn và nhiều vấn đề cần đề cập và quan tâm. Tác giả sẽ chia sẻ với bạn đọc trong bài viết sau. Hi vọng bạn đọc sẽ quan tâm và tiếp tục theo dõi.
 

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây