28/04/2018  |  1293
 Mua bán sát nhập doanh nghiệp là một bài toán cân não của những người lãnh đạo. Vì đó là bài lớn của dòng tiền lớn: chi phí, lợi nhuận, sự phát triển thành bại của công ty. Vì vậy chủ đầu tư phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng doanh nghiệp mục tiêu.
Theo tiến sỹ Fred Weston (Trường Kinh doanh Anderson tại UCLA) và Samuel C. Weaver (Đại học Lehigh) - tác giả của cuốn sách “Mergers and Acquisitions” đã đúc kết ra 9 tiêu chí vô cùng quan trọng trong giai đoạn đánh giá doanh nghiệp mục tiêu.
Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục - Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Đây được coi là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với chủ thể có ý định mua doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự thành công thương vụ mua bán sát nhập doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư cần phân tích các yếu tố sau:
1. Các báo cáo tài chính
Kết quả báo cáo tài chính và kê khai thuế cần trong khoảng thời gian từ 3-5 năm gần nhất thiết phải các nhà đầu tư phải thuê một đơn vị kiểm toán độc lập uy tín kiểm tra, rà soát toàn bộ số liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng nhất. Và phân tích sâu sắc các chỉ tiêu:
- Mức độ lành mạnh trong kinh doanh
- Sự phù hợp giữa các báo cáo tài chính và các bản khai thuế. Cụ thể tỉ suất vận hành và bán hàng của doanh nghiệp trong tương quan với mức trung bình của ngành kinh doanh đó;... Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu.
 
tu van luat mua ban sat nhap doanh nghiep 2

2. Các khoản phải thu và phải chi:
Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời không. Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh, song thường từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trong hoá đơn từ 90 ngày trở lên, thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn với việc thu chi. Việc tìm hiểu xem doanh nghiệp có bị đặt dưới quyền xiết nợ do không thanh toán được các hoá đơn hay không là rất quan trọng.
3. Đội ngũ nhân viên của đơn vị mục tiêu
Thành ở Nhân – Bại cũng ở Nhân – Quan điểm này của người xưa chưa bao giờ sai. Vì vậy, chủ đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên của đơn vị mục tiêu:
- Xem xét thói quen làm việc của nhân viên;
- Thời gian làm việc của các nhân viên chủ chốt;
- Khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu;
- Hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt;
- Khả năng dễ dàng thay thế nhân viên chủ chốt;
- Mối quan hệ của nhân viên chủ chốt với các khách hàng khách hàng của công ty...
4. Khách hàng
Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy chủ đầu tư phải chắc chắn đảm bảo hệ thống khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Chủ đầu tư cần đánh giá khách hàng trên một số khía cạch chủ yếu sau:
- Mối quan hệ với người chủ hiện thời của doanh nghiệp,
- Lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp;
- Đánh giá khả năng tồn tại và duy trì của khách hàng khi thay đổi chủ sở hữu.
- Chính sách của doanh nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp...
- Mối quan hệ của Người chủ cũ của doanh nghiệp đối với cộng đồng hay ngành kinh doanh....
 
tu van luat mua ban sat nhap doanh nghiep 3

5. Địa điểm kinh doanh
Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp mục tiêu là một công ty bán lẻ.
Địa điểm kinh doanh quyết định đến 80% doanh số của đơn vị.
Những chỉ tiêu để đánh giá địa điểm kinh doanh của đơn vị mục tiêu:
- Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào?
- Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không?
- Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực?
- Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao?
- Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không?
- Địa điểm kinh doanh này có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?
6. Tình trạng cơ sở vật chất
Môi trường hoạt động của một doanh nghiệp có thể cho biết rất nhiều về doanh nghiệp đó. Việc xem xét, đánh giá khía cạnh này của doanh nghiệp mục tiêu do đó rất quan trọng.
7. Các đối thủ cạnh tranh
Xem xét khía cạnh này để xác định năng lực cạch tranh của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh.
Chủ đầu tư cần trả lời được một số vấn đề cơ bản:
- Các đối thủ cạnh tranh là ai và chiến thuật của họ là gì?
- Trong kinh doanh có thường xảy ra các cuộc chiến về giá cả không?
- Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao?
8. Đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh
Cần đảm bảo là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác có thể được chuyển giao lại cho bên mua một cách dễ dàng.
Cần tìm hiểu xem quá trình chuyển giao sẽ như thế nào, phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức trách địa phương có thẩm quyền.
Nếu doanh nghiệp là một công ty cổ phần thì được đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là một tập đoàn nước ngoài hay không?
9. Hình ảnh công ty
Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản đáng kể hoặc một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trong bản quyết toán. Có rất nhiều yếu tố vô hình cần xem xét khi đánh giá một công ty: cách thức phục vụ khách hàng, cách thức nhân viên công ty trả lời điện thoại và mức độ hỗ trợ cộng đồng hay ngành kinh doanh đó.

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây