Sự phát triển của các dự án bất động sản và các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 14/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam là hai văn bản pháp luật chính quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2016/TT-BXD);
Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 14/2016/TT-BXD).
Lưu ý:
Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Thời hạn:
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2016/TT-BXD);
Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 14/2016/TT-BXD).
Lưu ý:
Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Thời hạn:
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 9
Tổng lượt truy cập: 2.669.799
Tổng tin đã nhập: 342