Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề cần luật sư giúp:
Tôi và chồng tôi ly hôn tháng 9/2015 quyết định tòa án chồng tôi phải trợ cấp hàng tháng 1tr3 cho con tôi, sau đó chồng tôi trợ cấp đến tháng 9/2016 thì không trợ cấp, tôi có nộp đơn ra thi hành án, chồng tôi yêu cầu tôi rút đơn và tiếp tục trợ cấp tới tháng 12/2016 thì không trợ cấp nữa cho đến nay với lý do không có tiền và phải lo gia đình mới.
Hiện tại thì chồng tôi sống bên nhà vợ mới không ở nhà, tôi phải làm sao để đòi tiền trợ cấp chồng tôi nợ lâu nay và chồng tôi có quyền ngưng trợ cấp lý do kinh tế khó khăn vì có gia đình mới không, cách nào tốt để tôi đòi quyền lợi cho con tôi?
Chào bạn, chúng tôi xin trả lời vấn đề của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Nội dung tư vấn:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ với con đặt ra khi cha hoặc mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy, khi cha, mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận hoặc theo bản án của hội đồng xét xử. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Con được nhận làm con nuôi;
- Cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng trở thành người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con;
- Người được cấp dưỡng hoặc người cấp dưỡng chết.
"Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Như vậy, cha cháu bé không được dừng việc cấp dưỡng (trợ cấp) vì lý do phải lo cho gia đình mới.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục và quy trình đòi tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 1.496
Tổng lượt truy cập: 2.721.443
Tổng tin đã nhập: 342