Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn:
Chồng tôi hay đi làm cả tuần và phải uống riệu hàng ngày. Sau khi uống rượu chồng tôi thường hay đay nghiến tôi, có hành động làm con sợ hãi khóc và đánh tôi, chồng tôi luôn mới móc chuyện cũ để chửi rủa tôi và bố mẹ tôi.
Chồng tôi nhiều lần đuổi tôi đi, và nói nếu li hôn sẽ không cho tôi nuôi con và gặp con nên tôi rất lo sợ. Vậy thưa luật sư tôi có thể giành được quyền nuôi con không, nếu sau khi ly hôn tôi đảm bảo xin được việc ngoài tư nhân với mức lương ổn định 6tr/ tháng ( chồng là 19 triệu) và tôi được học hết cao đẳng nên có thể dạy học cho con. Với mức thu nhập của chồng tôi cao hơn và công việc bận rộn phải trực và đi làm đêm. Thì toà án có xét kinh tế để chia quyền nuôi cho chồng tôi không?
Rất mong được sự hồi đáp của luật sư! Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến ban luật sư của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Luật sư tư vấn:
Theo như bạn đã nêu trong câu hỏi nhờ giải đáp, việc đánh đập chửi rủa lăng mạ vợ và bố mẹ là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật cấm trong hôn nhân
Theo điểm h khoản 1 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định các hành vi bị cấm bao hồm bạo lực gia đình.
Nếu hành vi bạo lực diễn ra liên tục và bạn đã giảng hòa, thuyết phục không thành thì hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Sau khi ly hôn, tùy vào độ tuổi ba đứa con và tình trạng kinh tế thực tế mà bạn có thể giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là câu trả lời của ban luật sư chúng tôi, còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Chồng tôi hay đi làm cả tuần và phải uống riệu hàng ngày. Sau khi uống rượu chồng tôi thường hay đay nghiến tôi, có hành động làm con sợ hãi khóc và đánh tôi, chồng tôi luôn mới móc chuyện cũ để chửi rủa tôi và bố mẹ tôi.
Chồng tôi nhiều lần đuổi tôi đi, và nói nếu li hôn sẽ không cho tôi nuôi con và gặp con nên tôi rất lo sợ. Vậy thưa luật sư tôi có thể giành được quyền nuôi con không, nếu sau khi ly hôn tôi đảm bảo xin được việc ngoài tư nhân với mức lương ổn định 6tr/ tháng ( chồng là 19 triệu) và tôi được học hết cao đẳng nên có thể dạy học cho con. Với mức thu nhập của chồng tôi cao hơn và công việc bận rộn phải trực và đi làm đêm. Thì toà án có xét kinh tế để chia quyền nuôi cho chồng tôi không?
Rất mong được sự hồi đáp của luật sư! Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến ban luật sư của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Luật sư tư vấn:
Theo như bạn đã nêu trong câu hỏi nhờ giải đáp, việc đánh đập chửi rủa lăng mạ vợ và bố mẹ là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật cấm trong hôn nhân
Theo điểm h khoản 1 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định các hành vi bị cấm bao hồm bạo lực gia đình.
Nếu hành vi bạo lực diễn ra liên tục và bạn đã giảng hòa, thuyết phục không thành thì hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Sau khi ly hôn, tùy vào độ tuổi ba đứa con và tình trạng kinh tế thực tế mà bạn có thể giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là câu trả lời của ban luật sư chúng tôi, còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 47
Tổng lượt truy cập: 2.670.247
Tổng tin đã nhập: 342