Xin chào Luật sư! Tôi có một vấn đề, mong luật sư tư vấn giúp tôi:
Vợ chồng tôi đã ly hôn được 1 năm, con chúng tôi được 5 tuổi, cháu ở với mẹ. Kể từ ngày ly hôn, tôi luôn thực hiện đúng nghĩa vụ chu cấp hàng tháng nuôi con, nhưng vợ cũ tôi luôn ngăn cản, không cho tôi gặp con, tối đa chỉ được gặp 1 lần 1 tháng. Hiện tại, vợ cũ tôi đang ở cùng người đàn ông khác.
Vậy ở hoàn cảnh của tôi, tôi cần làm những gì để được gặp con tôi nhiều hơn? Tôi có thể giành quyền nuôi con được không? Tôi phải làm theo những gì để được thăm và giành quyền nuôi con? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Ban luật sư chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định.
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn...
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì vợ cũ của bạn không được cản trở bạn trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu như vợ cũ của bạn muốn hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì buộc vợ cũ bạn phải có căn cứ chứng minh bạn có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và phải yêu cầu cơ quan Tòa án ra quyết định hạn chế. Nếu vợ bạn vẫn cố tình không cho bạn thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bạn nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Rất có thể trong trường hợp này vợ của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.'
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc: Phải làm thế nào khi vợ cũ ngăn cản, không cho gặp con của ban luật sư chúng tôi. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.
Vậy ở hoàn cảnh của tôi, tôi cần làm những gì để được gặp con tôi nhiều hơn? Tôi có thể giành quyền nuôi con được không? Tôi phải làm theo những gì để được thăm và giành quyền nuôi con? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Ban luật sư chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định.
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn...
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì vợ cũ của bạn không được cản trở bạn trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu như vợ cũ của bạn muốn hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì buộc vợ cũ bạn phải có căn cứ chứng minh bạn có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và phải yêu cầu cơ quan Tòa án ra quyết định hạn chế. Nếu vợ bạn vẫn cố tình không cho bạn thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bạn nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Rất có thể trong trường hợp này vợ của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.'
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc: Phải làm thế nào khi vợ cũ ngăn cản, không cho gặp con của ban luật sư chúng tôi. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 96
Tổng lượt truy cập: 2.707.438
Tổng tin đã nhập: 342