Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn luật sư tư vấn:
Tôi không đăng kí kết hôn, muốn làm giấy khai sinh cho con có cả tên cha. Nhưng muốn anh làm một cam kết con sẽ do tôi nuôi và sẽ ở với tôi (vì nếu giao con cho anh thì anh sẽ giao cho người phụ nữ khác nuôi, những đứa con khác của anh đều như vậy).
Tôi vẫn cho anh quyền chăm sóc con nhưng không được giao cho người khác. Không biết tôi phải làm như thế nào để bản cam kết này có giá trị?
Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư! Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến ban luật sư của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân gia đình 2014
Luật hộ tịch 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Theo như câu hỏi của bạn muốn giải đáp việc bạn muốn đăng kí giấy khai sinh cho con muốn có tên của cha nhưng không có giấy đăng ký kết hôn:
Thứ nhất theo quy định Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”
Như vậy, vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Việc nhận cha cho con thì theo khoản 1 điều 25 Luật hộ tịch 2014 Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại điều 11 thông tư 15/2015/TT-BTP.
Thứ hai việc chị muốn được quyền nuôi con căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật hôn nhân gia đình Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Théo đó tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân 2014 quy định" con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Tôi không đăng kí kết hôn, muốn làm giấy khai sinh cho con có cả tên cha. Nhưng muốn anh làm một cam kết con sẽ do tôi nuôi và sẽ ở với tôi (vì nếu giao con cho anh thì anh sẽ giao cho người phụ nữ khác nuôi, những đứa con khác của anh đều như vậy).
Tôi vẫn cho anh quyền chăm sóc con nhưng không được giao cho người khác. Không biết tôi phải làm như thế nào để bản cam kết này có giá trị?
Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư! Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến ban luật sư của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân gia đình 2014
Luật hộ tịch 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Theo như câu hỏi của bạn muốn giải đáp việc bạn muốn đăng kí giấy khai sinh cho con muốn có tên của cha nhưng không có giấy đăng ký kết hôn:
Thứ nhất theo quy định Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”
Như vậy, vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Việc nhận cha cho con thì theo khoản 1 điều 25 Luật hộ tịch 2014 Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại điều 11 thông tư 15/2015/TT-BTP.
Thứ hai việc chị muốn được quyền nuôi con căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật hôn nhân gia đình Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Théo đó tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân 2014 quy định" con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
27/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
13/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
02/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
29/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 949
Tổng lượt truy cập: 2.668.885
Tổng tin đã nhập: 342