Xin chào luật sư! Mong các luật sư tư vấn hộ tôi vấn đề sau:
Cách đây 3 năm tôi ly hôn với vợ, khi đó con tôi mới được 2 tuổi nên tòa án giao cho mẹ cháu nuôi dưỡng chăm sóc cháu. Nhưng theo như thông tin tôi được biết gần đây thì vợ cũ của tôi hiện không còn đi làm và chuẩn bị kết hôn với một người khác, cả 2 người đang sống tại Hải Phòng, để lại con cho gia đình bên ngoại nuôi tại Lạng Sơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến bộ phận luật sư chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2. Luật sư tư vấn:
Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì tính đến nay con của bạn đã được 4 tuổi, nếu xét thấy mẹ của cháu bé không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, trước tiên bạn có thể thỏa thuận với vợ cũ của bạn trước về việc thay đổi này, nếu vợ bạn cũng đồng ý để bạn trực tiếp nuôi dưỡng cháu thì thủ tục sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong trường hợp vợ cũ của bạn không đồng ý giao con cho bạn nuôi dưỡng thì để giành quyền nuôi con, bạn sẽ phải cung cấp các chứng cứ chứng minh người vợ cũ không đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con nữa cũng như bạn có điều kiện tốt hơn cả về vật chất và tinh thần để lo cho con.
Về hồ sơ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
+) Bản án ly hôn;
+) Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
+) Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
+) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ bạn đang cư trú. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến bộ phận luật sư chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2. Luật sư tư vấn:
Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì tính đến nay con của bạn đã được 4 tuổi, nếu xét thấy mẹ của cháu bé không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, trước tiên bạn có thể thỏa thuận với vợ cũ của bạn trước về việc thay đổi này, nếu vợ bạn cũng đồng ý để bạn trực tiếp nuôi dưỡng cháu thì thủ tục sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong trường hợp vợ cũ của bạn không đồng ý giao con cho bạn nuôi dưỡng thì để giành quyền nuôi con, bạn sẽ phải cung cấp các chứng cứ chứng minh người vợ cũ không đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con nữa cũng như bạn có điều kiện tốt hơn cả về vật chất và tinh thần để lo cho con.
Về hồ sơ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
+) Bản án ly hôn;
+) Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
+) Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
+) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ bạn đang cư trú. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Sưu tầm
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 393
Tổng lượt truy cập: 2.613.829
Tổng tin đã nhập: 342