17/10/2018  |  1680

Bạn là người nước ngoài, bạn đang có nhu cầu tìm hiều thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam. Một đất nước bạn đã nhìn thấy rất nhiều cơ hội phát triển ở đây. Trong phạm vi bài viết này đội ngũ luật sư của Công ty Luật TNHH Giap Law & Cộng sự sẽ tư vấn luật đầu tư doanh nghiệp cho người nước ngoài ở Việt Nam để bạn đọc có thể hiểu được những thủ tục và bước thực hiện khái quát.

1. Cơ sở pháp lý để đưa ra tư vấn luật đầu tư doanh nghiệp của cá nhân nước ngoài muốn lập công ty tại Việt Nam:

Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 43/2010/NĐ-CP
Nghị định 108/2006/NĐ-CP
 
3 tu van luat dau tu doanh nghiep nguoi nuoc ngoai lap cty tai vn (1)

2. Luật sư tư vấn luật đầu tư doanh nghiệp của cá nhân nước ngoài muốn lập công ty tại Việt Nam:

Về trường hợp này, công ty mà người bạn của bạn dự định thành lập sẽ được tiến hành theo quy định về thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo WTO và luật chuyên ngành của Việt Nam thì ngành nghề này không phải là ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế. Do đó, bạn của bạn hoàn toàn có thể thành lập công ty với ngành nghề này.
Ở đây, công ty của bạn bạn ở Việt Nam sẽ được áp dụng chế độ theo qui định đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Căn cứ vào khoản 1, Điều 18, Luật Doanh nghiệp năm 2014;

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
 
3 tu van luat dau tu doanh nghiep nguoi nuoc ngoai lap cty tai vn (2)

3. Về hình thức công ty và người đại diện theo pháp luật đối với cá nhân nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam:

Nếu bạn của bạn một mình bỏ vốn để thành lập công ty tại Việt Nam thì bạn của bạn có thể thành lập công ty TNHH một thành viên. Trường hợp bạn của bạn thuê  một người để quản lý, điều hành công ty thì anh ấy có thể chọn một trong hai cách:
Cách 1, Bạn của bạn vừa là chủ sở hữu công ty vừa là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong trường hợp này, bạn của bạn có thể ủy quyền cho người được anh ấy thuê quản lý để thay mặt và đại diện cho anh ấy thực hiện việc quản lý, điều hành công ty.
Cách 2, Người đó được anh ấy thuê làm người đại diện theo pháp luật. Theo cách này, người đó sẽ có quyền quản lý, điều hành công ty.
Thứ ba: Về trình tự, thủ tục thành lập công ty:
Các bạn phải tìm địa điểm để đặt công ty và đặt tên cho công ty dự định thành lập sao cho phù hợp với quy định tại điều 13, điều 14, điều 15 và điều 16 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi đã có tên công ty, các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở công ty. Do bạn không nói rõ mức vốn dự định đầu tư, thành lập công ty là bao nhiêu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể. Để bạn tham khảo, chúng tôi tạm chia ra hai trường hợp để bạn và bạn của bạn thực hiện:
Trường hợp thứ nhất:Vốn bỏ ra (hay còn gọi là vốn đầu tư) dưới 300 tỷ đồng:

Căn cứ vào điều 44, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về hướng dẫn Luật đầu tư, và căn cứ theo luật doanh nghiệp thì bạn của bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký đầu tư. Vì đây là dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp nên trong trường hợp của bạn, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm hai bộ hồ sơ:

(i) Hồ sơ đăng ký đầu tư, gồm có:
- Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Giải trình kinh tế kỹ thuật hoặc Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện đầu tư;
- Giấy tờ chứng minh địa điểm đầu tư;

(ii) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, gồm có:
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (CMND hoặc hộ chiếu của bạn bạn);

Trường hợp thứ hai: Vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên:
Căn cứ vào điều 45, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về hướng dẫn Luật đầu tư, thì đây là một dự án đầu tư thuộc diện phải thẩm tra. Bạn của bạn chuẩn bị hồ sơ như nêu tại hai trường hợp trên. Đối với trường hợp thứ hai, thời gian để bạn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ dài hơn so với trường hợp thứ nhất bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở công ty sẽ phải gửi văn bản để xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan.

Trên đây là những tư vấn luật đầu tư doanh nghiệp khái quát trong khía cạnh người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa hiểu ở khâu nào hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của chúng tôi qua hotline: 0905 652 989 - 0984 023 417 để được đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tư vấn cho bạn.
 

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây