Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì có thể khai sinh cho con theo họ cha không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Trường hợp, hai người sống chung nhưng chưa đăng ký kết hôn và có con chung. Muốn đăng ký khai sinh cho con mang họ cha cần tiến hành thủ tục nhận cha con đồng thời với thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định như sau:
"Điều 12: Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sịnh hoặc giấy tờ thay Giấy chúngw sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật Hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật Hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu".
Và chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:
"Điều 11: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, lầm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật".
"Điều 12: Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sịnh hoặc giấy tờ thay Giấy chúngw sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật Hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật Hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu".
Và chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:
"Điều 11: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, lầm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật".
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 294
Tổng lượt truy cập: 2.723.103
Tổng tin đã nhập: 342