Hiện nay, chữ ký số và chữ ký số trên văn bản điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp kể từ thời điểm Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có hiệu lực.
Hiện nay, chữ ký số trên văn bản điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp kể từ thời điểm Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có hiệu lực.
Chữ ký số theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP là: "...một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
1. Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
2. Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên".
Chữ ký số được phân loại thành:
- Chữ ký số công cộng: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao tạo ra.
- Chữ ký số chuyên dùng: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cấp cho thuê bao tạo ra.
- Chữ ký số nước ngoài: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tạo ra.
Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử:
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi;
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
Hồ sơ xin cấp chứng thư số bao gồm:
- Đơn xin cấp chứng thư số theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Giấy tờ kèm theo bao gồm:
+ Đối với cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với tổ chức: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền và bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Chữ ký số theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP là: "...một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
1. Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
2. Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên".
Chữ ký số được phân loại thành:
- Chữ ký số công cộng: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao tạo ra.
- Chữ ký số chuyên dùng: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cấp cho thuê bao tạo ra.
- Chữ ký số nước ngoài: là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tạo ra.
Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử:
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi;
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
Hồ sơ xin cấp chứng thư số bao gồm:
- Đơn xin cấp chứng thư số theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Giấy tờ kèm theo bao gồm:
+ Đối với cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với tổ chức: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền và bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 201
Tổng lượt truy cập: 2.699.353
Tổng tin đã nhập: 342