20/08/2017  |  1392
Lần trước chúng ta đã tìm hiểu về 3 trong số 6 điều quan trọng căn bản cần nắm khi đăng ký doanh nghiệp là ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nốt 3 yếu tố còn lại liên quan đến tài chính và pháp luật một cách mật thiết hơn.

1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.

Hiện nay pháp luật đăng ký doanh nghiệp không có quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa (trừ một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định như:  kinh doanh bất động sản: 20 tỷ,  kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ, kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ). Tuy nhiên trong quá trình đăng ký doanh nghiệp những vấn đề như vậy rất có thể vẫn được hỏi đến, phía doanh nghiệp cần chuẩn bị cẩn thận.
 
10 dang ky doanh nghiep1
Xác định vốn điều lệ cần thiết cho việc đăng ký doanh nghiệp của một số ngành

2. Địa chỉ trụ sở công ty
Địa điểm kinh doanh của công ty bao gồm địa điểm trụ sở chính của thành lập công ty và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của công ty (nếu có). Mặc dù quy định về đăng ký doanh nghiệp được áp dụng thống nhất theo Luật công ty 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên trên thực tế, xuất phát từ đặc thù riêng biệt mà ở địa phương có thể có những hạn chế, hoặc những điều kiện nhất định mà công ty ở đó phải tuân theo.

 Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
 
10 dang ky doanh nghiep2
Ghi rõ và chính xác địa chỉ kinh doanh

3. Người đại diện theo pháp luật
 
Luật doanh nghiệp năm 2014 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật (Điều 13).

Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty. Chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp như đã nói tới ở trên. Đây là quy định hoàn toàn mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật, đồng thời, gỡ rối cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất không hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.

 Trên thực tế, hầu hết các đơn đăng ký doanh nghiệp không phải trả về ngay từ lần đầu tiên nộp đều là những đơn đã có sự tham gia của các dịch vụ tư vấn luật. Những trung tâm như luật Lawdike của chúng tôi có các luật sư chuyên về luật đăng ký doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo quá trình thực hiện việc đăng ký diễn ra trơn tru và nhanh chóng nhất, khỏi phải mất công sửa đi sửa lại nhiều lần.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây