Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và thực hiện thủ tục thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp. Sau 10 năm hoạt động, Văn phòng luật sư Law Dike tự hào là một trong những hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên khắp các tỉnh thành đất nước.
Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.
Lưu ý: Về ngành nghề ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Do đó, đối với các doanh nghiệp đã thành lập có đăng ký kinh doanh nhưng trong ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa có mã ngành: “Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế” thì khi muốn xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề này trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Trong cả trường hợp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đăng ký hạng mục: Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (inbound) hoặc cả bao gồm mục: Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (outbound) thì doanh nghiệp mặc nhiên được phép kinh doanh lữ hành nội địa;
Khi doanh nghiệp được phép chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì trong mọi trường hợp không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.
Lưu ý: Về ngành nghề ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Do đó, đối với các doanh nghiệp đã thành lập có đăng ký kinh doanh nhưng trong ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa có mã ngành: “Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế” thì khi muốn xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề này trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Trong cả trường hợp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đăng ký hạng mục: Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (inbound) hoặc cả bao gồm mục: Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (outbound) thì doanh nghiệp mặc nhiên được phép kinh doanh lữ hành nội địa;
Khi doanh nghiệp được phép chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì trong mọi trường hợp không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng Cục du lịch cấp;
- Có phương án kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.;
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế như:
- Quản lý hoạt động lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Lưu ý về việc xác nhận kinh nghiệm cho người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành:
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc.
Doanh nghiệp xác nhận phải có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại thời điểm xác nhận người điều hành bắt đầu làm việc.
Giấy xác nhận phải ghi đầy đủ nội dung theo mẫu, không được viết tắt. Tên doanh nghiệp xác nhận phải viết theo đúng tên trên dấu của doanh nghiệp, phải ghi rõ thời gian làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên phải là thẻ từ đang có giá trị và chưa sử dụng để xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho một doanh nghiệp khác;
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (Inbound): doanh nghiệp phải ký quỹ 250.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi triệu đồng);
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (Inbound) và kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound): doanh nghiệp phải ký quỹ là 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng);
Lưu ý: Về việc thỏa thuận lãi suất tiền ký quỹ lữ hành
- Theo quy định của Nghị định số 180/2013/NĐ-CP thì khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, doanh nghiệp có quyền thỏa thuận mức lãi suất tiền ký quỹ với ngân hàng doanh nghiệp thực hiện ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
- ,…Theo như chúng tôi cập nhật hiện nay, các ngân hàng nhận ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thường áp dụng thỏa thuận mức lãi suất theo năm với khoản ký quỹ này của doanh nghiệp. Các ngân hàng có nghiệp vụ ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế tương đối chuyên nghiệp là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (inbound);
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (inbound) và Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (outbound);
Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
- Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
- Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
- Từ ngày 10/05/2015 các doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh lữ hành quốc tế thì Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mà doanh nghiệp được cấp trước ngày 01/01/2014 đều bị coi là hết giá trị sử dụng theo hình thức bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Khi có thông báo được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: doanh nghiệp thực hiện chuyển khoản cho Tổng Cục du lịch lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là 2.000.000 đồng .
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh: “Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế”;
- Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Chương trình du lịch cho khách quốc tế,
- Giấy xác nhận kinh nghiệm hoặc giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế; Quyết định bổ nhiệm chức vụ cho người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế;
- 03 bản sao thẻ của 03 hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành quốc tế;
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
- Doanh nghiệp sau khi có đủ gửi hồ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế như hướng dẫn nêu trên nộp hồ sơ đến Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 10 ngày (mười ngày) làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
- Trong thời hạn 10 ngày (mười ngày) làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và doanh nghiệp biết.
Theo quy định tại điều 2 Nghị định 180/2013/NĐ-CP thì Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh lữ hành theo quy định của Nghị định này.
Như vậy đến trước ngày 01/01/2015, các doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành trước ngày 01/01/2014 đang hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện kinh doanh lữ hành. Trong đó điều kiện được coi là quan trọng nhất chính là điều kiện về mức ký quỹ.
Như vậy đến trước ngày 01/01/2015, các doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành trước ngày 01/01/2014 đang hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện kinh doanh lữ hành. Trong đó điều kiện được coi là quan trọng nhất chính là điều kiện về mức ký quỹ.
Những tin cũ hơn
-
Thông báo tạm dừng giao dịch tại trụ sở...
04/04/2020
-
Tư vấn pháp luật cho dự án Bất động sản:...
01/10/2018
-
Tại sao cần tư vấn luật lĩnh vực bất...
28/08/2018
-
Có nên mua mảnh đất mà chủ sở hữu đang...
14/08/2018
-
Làm thế nào để chuyển nhượng đất đồng sở...
03/08/2018
-
Văn phòng luật chuyên tư vấn mua bán và...
30/06/2018
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 805
Tổng lượt truy cập: 2.667.974
Tổng tin đã nhập: 342