Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn cần nhiều thay đổi
- Thứ tư - 02/08/2017 14:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau 30 năm ra đời, sửa đổi và áp dụng tại Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài đã giúp ích rất nhiều trong việc mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Tuy vậy, quá trình ban hành và thực thi chưa bao giờ là hết các vấn đề bất cập và khó khăn cả. Doanh nghiệp luôn phải tìm đến hỗ trợ tư vấn luật đầu tư nước ngoài uy tín để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu, còn về phía nhà nước thì sẽ cần chú ý sửa đổi tiếp như thế nào để bắt kịp với thời đại?
Tư vấn luật đầu tư nước ngoài uy tín trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
1. 30 năm luật đầu tư nước ngoài
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, các nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ).
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký.
Một thành tựu khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký.
Một thành tựu khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.
Đầu tư vốn nước ngoài FDI mang tới nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế
2. Vẫn còn nhiều điểm cần thay đổi
Bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ những nhược điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” nổi lên như vấn đề thời sự.
Mặc dù các tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có tính tham khảo, nhưng cũng báo động rằng, nước ta đã chậm chuyển đổi định hướng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn.
Trong lúc chờ đợi những động thái mới từ nhà làm luật, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn biết cách tiếp tục kiến nghị và góp ý sửa đổi tích cực nhất có thể, cũng như tìm kiếm những sự tư vấn luật đầu tư nước ngoài uy tín để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của bản thân. Nếu có những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với luật Lawdike để được tư vấn kỹ càng nhất.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” nổi lên như vấn đề thời sự.
Mặc dù các tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có tính tham khảo, nhưng cũng báo động rằng, nước ta đã chậm chuyển đổi định hướng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn.
Trong lúc chờ đợi những động thái mới từ nhà làm luật, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn biết cách tiếp tục kiến nghị và góp ý sửa đổi tích cực nhất có thể, cũng như tìm kiếm những sự tư vấn luật đầu tư nước ngoài uy tín để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của bản thân. Nếu có những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với luật Lawdike để được tư vấn kỹ càng nhất.