Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới có thuận lợi hơn so với thủ tục cũ?
- Thứ bảy - 16/12/2017 14:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, bãi bỏ nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luật mới sửa đổi và bổ sung 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hình thức để Nhà nước ghi nhận sự hình thành và việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh, do vậy Luật đã tách biệt rõ giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp với thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh trong quá trình đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 và Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014: Thời hạn để Cơ quan Đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giảm 02 ngày làm việc.
Về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật,
- Chủ DNTN, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Điều quan trọng thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp là việc bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề... Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh thực sự an toàn, đa công năng và rẻ hơn...
Kết luận
Bạn cũng cần tìm hiểu thêm qua các bài viết: tư vấn giấy phép con; tư vấn luật đầu tư nước ngoài