THỪA KẾ KHI VỢ CHỒNG LY THÂN
- Thứ hai - 17/06/2019 08:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bố mẹ tôi ly thân hơn 30 mươi năm (bố tôi lấy vợ khác không có đăng ký kết hôn), ông bà nội tôi mất, chuyển nhượng bìa đỏ đất cho bố tôi. Vậy mẹ tôi có được hưởng một nửa số đất do ông bà tôi để lại không? Tài sản của mẹ tôi khi mẹ tôi mất đi bố tôi và con riêng của bố tôi có được hưởng không? Tôi xin cảm ơn.
Câu hỏi:
Bố mẹ tôi ly thân hơn 30 mươi năm (bố tôi lấy vợ khác không có đăng ký kết hôn), ông bà nội tôi mất, chuyển nhượng bìa đỏ đất cho bố tôi. Vậy mẹ tôi có được hưởng một nửa số đất do ông bà tôi để lại không? Tài sản của mẹ tôi khi mẹ tôi mất đi bố tôi và con riêng của bố tôi có được hưởng không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Trường hợp thứ nhất, nếu quyền sử dụng đất mà ông bà nội bạn để lại thừa kế riêng cho bố bạn thì đó là tài sản riêng của bố bạn và mẹ bạn không được hưởng ½ di sản đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định tài sản riêng của vợ, chồng như sau: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Khoản 1 Điều 44 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Trường hợp thứ hai, nếu ông bà bạn để lại thừa kế cho cả bố và mẹ bạn. Mẹ bạn sẽ được thỏa thuận với bố bạn trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất. Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, việc định đoạt tài sản chung là bất động sản phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
Khi mẹ bạn mất đi mà không để lại di chúc, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 sẽ được hưởng di sản của mẹ bạn. Đó là: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, bố bạn vẫn được hưởng thừa kế vì bố mẹ bạn ly thân mà không phải ly hôn. Theo Luật HNGĐ, hôn nhân chấm dứt khi bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Con riêng của bố không được hưởng di sản thừa kế của mẹ bạn .
Nếu mẹ bạn mất mà để lại di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng di sản do mẹ bạn để lại. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp mẹ bạn không di chúc cho bố bạn được hưởng di sản thừa kế thì bố bạn vẫn có thể được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Trân trọng !
Bố mẹ tôi ly thân hơn 30 mươi năm (bố tôi lấy vợ khác không có đăng ký kết hôn), ông bà nội tôi mất, chuyển nhượng bìa đỏ đất cho bố tôi. Vậy mẹ tôi có được hưởng một nửa số đất do ông bà tôi để lại không? Tài sản của mẹ tôi khi mẹ tôi mất đi bố tôi và con riêng của bố tôi có được hưởng không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Trường hợp thứ nhất, nếu quyền sử dụng đất mà ông bà nội bạn để lại thừa kế riêng cho bố bạn thì đó là tài sản riêng của bố bạn và mẹ bạn không được hưởng ½ di sản đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định tài sản riêng của vợ, chồng như sau: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Khoản 1 Điều 44 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Trường hợp thứ hai, nếu ông bà bạn để lại thừa kế cho cả bố và mẹ bạn. Mẹ bạn sẽ được thỏa thuận với bố bạn trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất. Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, việc định đoạt tài sản chung là bất động sản phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
Khi mẹ bạn mất đi mà không để lại di chúc, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 sẽ được hưởng di sản của mẹ bạn. Đó là: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, bố bạn vẫn được hưởng thừa kế vì bố mẹ bạn ly thân mà không phải ly hôn. Theo Luật HNGĐ, hôn nhân chấm dứt khi bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Con riêng của bố không được hưởng di sản thừa kế của mẹ bạn .
Nếu mẹ bạn mất mà để lại di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng di sản do mẹ bạn để lại. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp mẹ bạn không di chúc cho bố bạn được hưởng di sản thừa kế thì bố bạn vẫn có thể được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Trân trọng !