Nếu dịch Covid kéo dài hết T6 sẽ chỉ còn 15% DN duy trì hoạt động
- Thứ bảy - 04/04/2020 22:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6/2020, chỉ còn 14,9% doanh nghiệp (DN) duy trì được hoạt động, 46,6% DN tiếp tục cắt giảm qui mô, 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động… theo một khảo sát của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
KT
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trao đổi về báo cáo. Ảnh: TL
Ngày 3/4, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã công bố "Báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế".
Gần 20% DN sẽ phá sản nếu dịch kéo dài đến tháng 9
Theo báo cáo này, tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam dự báo khoảng 2,0% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến, từ quý III năm 2020, tăng trưởng sự phục hồi. Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý II và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020. Báo cáo cũng đưa ra các kịch bản dự báo về tác động của đại dịch đến một số lĩnh vực của nền kinh tế với kịch bản thuận lợi nhất là dịch kéo dài đến hết tháng 4 và kịch bản xấu nhất là dịch kéo dài đến hết tháng 6.
Bên cạnh các số liệu thống kê chính thức, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 510 DN (tính 1/4/2020), trong đó bao gồm 92,6% DN ngoài nhà nước, 6,08% DN FDI và 1,76% DNNN. Kết quả khảo sát cho thấy có tới gần 94% DN bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn lớn nhất mà nhiều DN gặp phải trong thời kỳ dịch bệnh. Hầu hết số DN bị sụt giảm từ 50% doanh thu trở lên, chỉ 2,7% DN bị giảm dưới 10% doanh thu. Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các DN vẫn phải gánh nhiều khoản chi phí mà lớn nhất là chi phí nhân công (với 34,5% DN), chi trả lãi vay ngân hàng (25% DN), chi phí hoạt động thường xuyên (20,6%), chi phí thuê mặt bằng (17,9%).
Nếu ước tính số lao động bình quân 1 DN khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao động bị ảnh hưởng do các DN tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000 - 880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người.
Để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, các DN đã có các giải pháp cụ thể. 65,5% DN thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% DN phải cắt giảm lao động; 34,0% phải cắt giảm lương nhân công lao động và 34,5% DN đã phải cho lao động nghỉ việc không lương; 44,7% DN cắt giảm qui mô sản xuất kinh doanh; 34,7% các DN lựa chọn tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn và 15,1% DN thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.
Mặc dù các DN đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Cụ thể, báo cáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, 49,2% DN vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh; 31,9% cắt giảm qui mô sản xuất; có 18,1% phải tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản. Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% DN duy trì được hoạt động; 46,6% DN tiếp tục cắt giảm qui mô; 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% DN đứng trên bờ vực phá sản. Tỷ lệ DN có khả năng phá sản sẽ tăng cao, đến mức 19,3% nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020 và 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.
Đảm bảo an ninh lương thực, hàng thiết yếu trong mọi trường hợp
Trong bối cảnh đó, khuyến nghị của nhóm nghiên cứu là cần có sự lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng hỗ trợ. Tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt.
Đồng thời, cần phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các nước khác trên thế giới. Độ mở lớn của kinh tế Việt Nam dẫn đến việc đại dịch có thể được kiểm soát ở Việt Nam cũng không thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác.
Báo cáo nhận định, nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc cùng lắm đến hết quý II thì phản ứng chính sách nên mang tính "hỗ trợ". Nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý III hoặc hết năm 2020) chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính "giải cứu". Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Các chính sách cần hướng đến việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của DN và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DN nhỏ và vừa trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các DN lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.
Đặc biệt, trong mọi trường hợp cần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu cho người dân. Các DN cung ứng các hàng hóa này cần phải được giám sát chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ cần thiết, tránh xảy ra đứt gãy trong sản xuất và cung ứng.
Đến thời điểm này, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này của một cơ sở giáo dục đại học trong nước, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam, được cập nhật đến ngày 1/4 với các số liệu chính thức ở trong và ngoài nước cùng dữ liệu từ hàng trăm DN. Hiện nhóm nghiên cứu gồm hơn 50 nhà khoa học, chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu các luồng dữ liệu mới, với mong muốn chia sẻ thông tin tới các nhà làm chính sách cũng như cộng đồng, qua đó góp phần vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19./.
Theo Hoàng Yến(Thời báo tài chính)
KT
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trao đổi về báo cáo. Ảnh: TL
Ngày 3/4, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã công bố "Báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế".
Gần 20% DN sẽ phá sản nếu dịch kéo dài đến tháng 9
Theo báo cáo này, tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam dự báo khoảng 2,0% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến, từ quý III năm 2020, tăng trưởng sự phục hồi. Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý II và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020. Báo cáo cũng đưa ra các kịch bản dự báo về tác động của đại dịch đến một số lĩnh vực của nền kinh tế với kịch bản thuận lợi nhất là dịch kéo dài đến hết tháng 4 và kịch bản xấu nhất là dịch kéo dài đến hết tháng 6.
Bên cạnh các số liệu thống kê chính thức, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 510 DN (tính 1/4/2020), trong đó bao gồm 92,6% DN ngoài nhà nước, 6,08% DN FDI và 1,76% DNNN. Kết quả khảo sát cho thấy có tới gần 94% DN bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn lớn nhất mà nhiều DN gặp phải trong thời kỳ dịch bệnh. Hầu hết số DN bị sụt giảm từ 50% doanh thu trở lên, chỉ 2,7% DN bị giảm dưới 10% doanh thu. Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các DN vẫn phải gánh nhiều khoản chi phí mà lớn nhất là chi phí nhân công (với 34,5% DN), chi trả lãi vay ngân hàng (25% DN), chi phí hoạt động thường xuyên (20,6%), chi phí thuê mặt bằng (17,9%).
Nếu ước tính số lao động bình quân 1 DN khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao động bị ảnh hưởng do các DN tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000 - 880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người.
Để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, các DN đã có các giải pháp cụ thể. 65,5% DN thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% DN phải cắt giảm lao động; 34,0% phải cắt giảm lương nhân công lao động và 34,5% DN đã phải cho lao động nghỉ việc không lương; 44,7% DN cắt giảm qui mô sản xuất kinh doanh; 34,7% các DN lựa chọn tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn và 15,1% DN thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.
Mặc dù các DN đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Cụ thể, báo cáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, 49,2% DN vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh; 31,9% cắt giảm qui mô sản xuất; có 18,1% phải tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản. Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% DN duy trì được hoạt động; 46,6% DN tiếp tục cắt giảm qui mô; 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% DN đứng trên bờ vực phá sản. Tỷ lệ DN có khả năng phá sản sẽ tăng cao, đến mức 19,3% nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020 và 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.
Đảm bảo an ninh lương thực, hàng thiết yếu trong mọi trường hợp
Trong bối cảnh đó, khuyến nghị của nhóm nghiên cứu là cần có sự lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng hỗ trợ. Tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt.
Đồng thời, cần phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các nước khác trên thế giới. Độ mở lớn của kinh tế Việt Nam dẫn đến việc đại dịch có thể được kiểm soát ở Việt Nam cũng không thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác.
Báo cáo nhận định, nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc cùng lắm đến hết quý II thì phản ứng chính sách nên mang tính "hỗ trợ". Nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý III hoặc hết năm 2020) chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính "giải cứu". Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Các chính sách cần hướng đến việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của DN và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DN nhỏ và vừa trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các DN lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.
Đặc biệt, trong mọi trường hợp cần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu cho người dân. Các DN cung ứng các hàng hóa này cần phải được giám sát chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ cần thiết, tránh xảy ra đứt gãy trong sản xuất và cung ứng.
Đến thời điểm này, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này của một cơ sở giáo dục đại học trong nước, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam, được cập nhật đến ngày 1/4 với các số liệu chính thức ở trong và ngoài nước cùng dữ liệu từ hàng trăm DN. Hiện nhóm nghiên cứu gồm hơn 50 nhà khoa học, chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu các luồng dữ liệu mới, với mong muốn chia sẻ thông tin tới các nhà làm chính sách cũng như cộng đồng, qua đó góp phần vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19./.
Theo Hoàng Yến(Thời báo tài chính)