Công ty luật TNHH Giap Law & Cộng sự

https://vlaw.vn


DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ NGAY SAU KHI CÓ KẾT QUẢ GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sau khi thành lập xong không biết phải tiến hành các thủ tục gì tiếp theo mà chỉ chú tâm đến chuẩn bị các khâu cần thiết cho hoạt động kinh doanh như cơ sở vật chất, đối tượng khách hàng…
DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ NGAY SAU KHI CÓ KẾT QUẢ GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sau khi thành lập xong không biết phải tiến hành các thủ tục gì tiếp theo mà chỉ chú tâm đến chuẩn bị các khâu cần thiết cho hoạt động kinh doanh như cơ sở vật chất, đối tượng khách hàng…
Ngay sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thì trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận tình trạng là doanh nghiệp đang hoạt động và Cơ quan thuế địa phương quản lý cũng như cập nhật tình trạng của doanh nghiệp. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những việc đăng ký thuế tiếp theo thì sẽ bị Cơ quan thuế ghi nhận tình trạng bị trễ tờ khai thuế, phạt chậm nộp thuế (thuế môn bài) và thậm chí là bị đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn trình tự phải làm gì sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Giap Law & Cộng sự tóm tắt những bước cơ bản mà doanh nghiệp cần hoàn thành sau đây:
  1. Khắc con dấu công ty:
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần liên hệ với các đơn vị khắc dấu để làm con dấu cho công ty của mình. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các bạn không cần phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an như trước đây nữa mà có thể tự thiết kế nội dung, hình thức con dấu miễn sao thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp, sau đó thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia.
  1. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
Bước 1: Bạn bên lựa chọn một trong các ngân hàng lớn có nhiều phòng giao dịch trên toàn quốc để tiện cho việc giao dịch với các đối tác/khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng gồm các giấy tờ sau đây:
  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
  • 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • 01 bản sao chứng thực của Thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện pháp luật;
  • 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu tròn công ty
Bước 3: Ra phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn chi tiết từng bước phải thực hiện.
Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng.
  1. Mua thiết bị chữ ký số:
Chữ ký số điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại.
  1. Nộp tờ khai và thuế môn bài:
Doanh nghiệp cần chủ động nộp tờ khai và đóng thuế môn bài với cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp công ty tự nguyện áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì nộp tờ khai thuế Mẫu 06/GTGT ban hành kèm Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm tùy thuộc vào vốn điều lệ:
Vốn điều lệ Bậc thuế môn bài Mức thuế môn bài cho 01 năm
Trên 10 tỷ đồng Bậc 1 3.000.000 VNĐ/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống Bậc 2 2.000.000 VNĐ/năm
 
Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/07 trở đi) thì chỉ phải nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
Về thời hạn nộp thuế môn bài: Doanh nghiệp cần kê khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  1. Treo biển hiệu công ty
Doanh nghiệp bắt buộc phải làm biển hiệu công ty trong đó có ghi Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, website) và gắn tịa trụ sở chính của công ty.
  1. Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn GTGT:
Nếu công ty có nhu cầu đặt in hóa đơn GTGT để phục vụ cho hoạt động của mình, doanh nghiệp tiến hành thực hiện việc Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn GTGT:
  • 02 đơn đề nghị đặt in hóa đơn có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của công ty;
  • 02 bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • 02 bản sao của Thông báo chấp nhận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của Cơ quan Thuế.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn đến cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 5 ngày làm việc nếu cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn đặt in.
Bước 3: Sẵn sàng khi cơ quan thuế xuống kiểm tra
Đoàn kiểm tra (gồm có 01 cán bộ thuế và 1 cán bộ phường nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) có thể xuống kiểm tra công ty bất cứ lúc nào cho nên doanh nghiệp cần sắp xếp nhân sự luôn có mặt ở công ty trong giờ hành chính. Công ty cần đáp ứng được các điều kiện sau:
  • Treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà;
  • Bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao chứng thực của Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Con dấu tròn của doanh nghiệp;
  • Thông báo chấp nhận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty phải trực tiếp làm việc với đoàn thẩm tra và ký xác nhận biên bản thẩm tra cơ sở.
Bước 4: Đoàn thẩm tra sẽ ra quyết định đạt hoặc không đạt gửi về cơ quan quản lý thuế. Cơ quan thuế sẽ ra quyết định chấp thuận cho doanh nghiệp được phép in hóa đơn.
Bước 5: Doanh nghiệp tìm đơn vị in hóa đơn để thực hiện đặt in hóa đơn tùy theo nhu cầu hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Hồ sơ đặt in hóa đơn gồm có:
  • Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao chứng thực Thẻ căn cước/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao có chứng thực Quyết định được phép in hóa đơn của cơ quan thuế;
  • Hợp đồng in ấn giữa doanh nghiệp và đơn vị in (hợp đồng phải thể hiện được mẫu hóa đơn và số lượng hóa đơn cần in).
Bước 6: Thực hiện việc thông báo sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
 
 
[TOP_LEFT]
[TOP_RIGHT]
[BOTTOM_LEFT]
[BOTTOM_RIGHT]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây