Công ty luật TNHH Giap Law & Cộng sự

https://vlaw.vn


CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN

Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp và tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp có nhu cầu giảm vốn điều lệ.
Bài viết dưới đây sẽ xác định rõ các trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như điều kiện để thực hiện việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
 
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp và tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp có nhu cầu giảm vốn điều lệ.
Bài viết dưới đây sẽ xác định rõ các trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như điều kiện để thực hiện việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần.
 
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong 03 trường hợp như sau:
  1. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn cho cổ đong theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông:
  2. Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp;
  3. Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
1.Giảm vốn điều lệ trong các trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
 
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định về loại tài sản được sử dụng để hoàn trả phần vốn góp cho cổ đông.
Căn cứ quy định nêu trên, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp được thực hiện nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Công ty chỉ được hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.
– Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi đã hoàn trả cho cổ đông, công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành
 
Việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chi thành hai trường hợp như sau:
a) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông
Điều 129 Luật Doanh nghiệp quy định:
“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty đó có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2.Công ty phải mua lại cổ phần theo quy cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”.
Như vậy, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết vê việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, cổ đông nêu trên phải có yêu cầu bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại và yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.
b) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty được thực hiện với một số điều kiện sau đây:
- Công ty mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán
- Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo
 
- Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
 
- Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
 
3. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
 
Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
 
Theo quy định tại Điều 48, Điều 74, Điều 112, Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thành viên công ty phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH đã được đăng ký thành lập trước ngày 01/7/2015 thì thành viên, chủ sở hữu công ty thực hiện góp vốn theo thời hạn quy định tại Điều lệ công ty.
 
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn cụ thể về việc giảm vốn điều lệ như sau:
 
-  Trường hợp quá thời hạn phải góp đủ vốn điều lệ như đã nêu trên mà thành viên công ty chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, 30 ngày đối với công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.
 
- Trường hợp quá thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, công ty thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
 
Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ quy định tại Điều 44 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
 
[TOP_LEFT]
[TOP_RIGHT]
[BOTTOM_LEFT]
[BOTTOM_RIGHT]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây