Công ty luật TNHH Giap Law & Cộng sự

https://vlaw.vn


Muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì phải làm sao?

Xin chào luật sư! Em có thắc mắc cần được luật sư giải đáp:
Em năm nay 21 tuổi hai vợ chồng em lấy nhau được gần 3 năm và có một con chung, bé được 20 tháng còn đang bú mẹ. Chồng em làm công nhân bao bì lương 6 triệu/ tháng. Em bán hàng quần áo tại cửa hàng thuê 5tr 1 tháng. Tổng thu nhập trung bình của em tầm 35tr/ tháng. Em muốn hỏi thủ tục sau ly hôn để giành quyền nuôi con. 
Xin cảm ơn luật sư!
 
quyen nuoi con

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới ban luật sư của chúng tôi, nội dung bạn hỏi chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý :
Luật hôn nhân gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về địa điểm tiến hành ly hôn. Nếu hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì có thể lựa chọn địa điểm là Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, ở đây có thể là Tòa án nhân dân. Còn nếu trong trường hợp bạn tiến hành đơn phương ly hôn thì cần phải nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân nơi chồng bạn đang cư trú.

Thứ hai, nếu chồng bạn không đồng ý kí vào đơn ly hôn thì Tòa án vẫn có thể xem xét giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu bạn có thể chứng minh được rằng đời sống hôn nhân của mình đang trong tình trạng “mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Thứ ba, về quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
 
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
 
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, từ những quy định trên, bạn có thể được ưu tiên nuôi con vì bé 20 tháng vẫn đang bú sữa mẹ.
Sưu tầm
[TOP_LEFT]
[TOP_RIGHT]
[BOTTOM_LEFT]
[BOTTOM_RIGHT]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây