Quy định chung về nhượng quyền thương mại

Quy định chung về nhượng quyền thương mại

Số kí hiệu 35/2006/NĐ- CP
Ngày ban hành 30/03/2016
Ngày bắt đầu hiệu lực 30/03/2016
Thể loại Tư vấn
Lĩnh vực Pháp luật Doanh nghiệp
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Chính phủ

Nội dung

 

I. LỜI NÓI ĐẦU

Nhượng quyền thương mại được hình thành và phát triển lâu đời ở các nước phương Tây, đây là phương thức kinh doanh độc đáo cho các các hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên tham gia hoạt động cũng như cho người tiêu dùng và xã hội. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đặc biệt hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển cho các thương nhân hạng vừa và nhỏ, giúp họ trụ vững trong thị trường cạnh tranh trước những doanh nghiệp lớn mạnh. Ở Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong nền kinh tế, một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, là một thị trường tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa cùng với các cam kết quốc tế Việt Nam phải mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, việc xuất hiện, tồn tại và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam là một tất yếu khách quan nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế.

II. Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Điều 388 Bộ luật dân sự (BLDS), 2005: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Ở Việt Nam, Luật thương mại 2005 đã lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về nhượng quyền thương mại:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đối với Việt Nam, pháp luật không đưa ra một định nghĩa nào về HĐNQTM, chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này. Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp luật, HĐNQTM là loại hợp đồng được các thương nhân kí kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại. Hợp đồng này phải có những đặc điểm chung của hợp đồng được quy định ở chương VI của Bô luật dân sự 2005 ( BLDS 2005) về HĐNQTM. Do vậy, hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật dân sự đặt ra đối với một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, HĐNQTM chính là sự thỏa thuận giữa các bên nhượng quyền và bên nhận quyền về thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt đồng nhượng quyền thương mại – thể hiện bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại như được quy định tại “Điều 284, Luật thương mại 2005

III. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Về hình thức:

- Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) phải được thành lập văn bản hoặc

bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285, Luật thương mại, 2005).

Về ngôn ngữ:

- HĐNQTM phải được lập bằng tiếng việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận (Điều 12, nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006  về hoạt động nhượng quyền thương mại).

Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại:

- Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. HĐNQTM là những thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền. Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hơp với đối tượng được nhượng quyền.

-  Đối với Việt Nam, pháp luật thương mại cũng đã ghi nhận các đối tượng có thể trở thành một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: Bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3,

4, 5 Điều 3, NĐ số 35/2006/NĐ – CP). HĐNQTM có thể thực hiện dưới nhiều hình thức. Ở hình thức cơ bản nhất, toofnt ại các bên nhượng quyền và bên nhận quyề. Tuy nhiên, ở hình thức phức tạp hơn, các bên nhận quyền sơ cấp được thực hiện việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thức cấp và trở thành bên nhượng quyền thức cấp.

Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại:

- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

-  Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh (Điều 7, nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại)

Về các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại:

- Hợp đồng phát triển quyền thương mại (Khoản 8, điều 3, NĐ số 35/2006/NĐ- CP ngày31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại.

-  Hợp đồng thương mại thứ cấp(Khoản 10, Điều 10, NĐ số 35/2006/NĐ- CP ngày 31tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại)

IV. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại

Về nội dung quyền thương mại:

Đối tượng của HĐNQTM chính là quyền thương mại.Đây là lợi ích mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đều hướng tới.Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;

d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

(Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006  về hoạt động nhượng quyền thương mại).Về thời hạn hiệu lực của hợp đồng:

Thời hạn của HĐNQTM do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Theo Điều 12,

Nghị định 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006 về hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định:

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp

các bên có thoả thuận khác.

2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Về gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Khi có thời hạn của hợp đồng kết thúc và nếu trước đó bên nhận quyền đã thực hiện một cách đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Không có các hành vi – vi phạm hợp đồng cũng như tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn chỉ đạo của bên nhượng quyền thì thông thường sẽ đồng ý gia hạn hợp đồng với bên nhận quyền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì những lý do đặc biệt, nên trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không cấp quyền cho bất kì bên nào khác trong lãnh thổ (Khoản 1, Điều 13, NĐ số 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006 về hợp đồng nhượng quyền thương mạiVề chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:

1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương

mại.

2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương

mại trong các trường hợp sau đây:

a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy

tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.

d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn  bản  yêu  cầu  khắc  phục  vi  phạm đó  từ  Bên  nhượng quyền. (Theo  Điều  16,  NĐ  số

35/2006/NĐ - CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại).

Về chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Luật thương mại 2005 quy định bên nhận quyền có quyền nhượng lại quyền cho bên thức ba nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền. Sự chấp thuận của bên nhượng quyền là một điều kiện cần để bên nhận quyền có thể chuyển nhượng lại việc kinh doanh cho bất kì bên thức ba nào. Trước khi quyết định nhượng quyền cho bên nhận quyền, bên nhượng quyền đã kiểm tra rất kỹ các điều kiện của bên nhận quyền cho bên nhận quyền với những cam kết nhất định.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây